Được hình thành từ thế kỷ XVII, Làng nghề Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã được coi là một trong bốn nghề tinh hoa bậc nhất của Kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Trong dân gian có câu: “Lĩnh hoa Yên Thái, Đồ gốm Bát Tràng Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, với tình yêu đất nước và văn hóa, người dân làng nghề qua các thế hệ đã vượt qua nhiều khó khăn của biến động lịch sử xã hội, quyết tâm truyền nghề và giữ lấy nghề không bị mai một. | Các tác phẩm nghệ thuật Đúc đồng Ngũ Xã góp phần duy trì những giá trị tinh thần đời sống nhân dân Việt: nhớ về tổ tiên, hướng về cội nguồn, đời sống tâm linh. Bên cạnh đó, làng nghề đã đóng góp được một số công trình nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa lịch sử văn hóa được nhà nước công nhận. Tới nay, dù nghề đứng trước nguy cơ bị mai một, thế hệ con cháu của dân làng Ngũ Xã vẫn kiên trì học hỏi rèn luyện, kế thừa những tinh hoa của cha ông lưu truyền hơn 400 năm, từ đó, nỗ lực đóng góp những tác phẩm nghệ thuật cho nền văn hóa Việt. |

Trong suốt chiều dài 400 năm lịch sử tồn tại và phát triển cùng đất nước, làng nghề đúc đồng truyền thống ngũ xã đã đóng góp được một số công trình thủ công mỹ nghệ, góp phần tôn vinh văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu
- Pho tượng Đức Phật A Di Đà nặng 14 tấn tại Chùa Ngũ Xã, được nhà nước công nhận là Tác phẩm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam
- Tượng Đức Liên Hoa Sinh cao 1M8 được đặt tại đỉnh Tháp Mandala Tây Thiên.
- Tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ được đặt tại Đền Quán Thánh – một trong Tứ Trấn Thăng Long.
- Tượng Thiền Sư Minh Không – Ông tổ Nghề Đúc đồng Việt Nam
- Tượng chân dung Hồ Chủ Tịch được đặt tại Văn phòng Quốc hội Chủ tịch nước.
Ngoài ra, nhiều pho tượng được vinh dự đặt ở các vị trí và địa danh quan trọng trải dài từ Bắc vào Nam, có thể kể đến: chuông 6 tấn Ngã Ba Đồng Lộc Pho tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ở văn phòng quốc hội chủ tịch nước.







Thiền Sư Minh Không, hiệu Lý Quốc Sư, quê ở Ninh Bình. Ngài dốc lòng xuất gia tu hành Phật Pháp từ năm 11 tuổi, cầu đạo với Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Không chỉ là một bậc đại sư thông tuệ Phật pháp được giới Tăng ni ngưỡng vọng và được quốc vương kính trọng, ông còn là một nhà thuốc tài ba, một thần y chữa khỏi bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông và cứu độ muôn dân.
Ông có công khôi phục nghề đúc đồng của đất nước sau 1000 năm Bắc thuộc. Ông đã sang Trung Quốc gặp triều đình nhà Tống quyên giáo đồng để đúc “An Nam tứ đại khí”. Đó là: Tượng Phật Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền và Vạc Phổ Minh. Để tỏ lòng biết ơn ông, các làng nghề đúc đồng Việt Nam đã suy tôn là ông tổ của nghề đúc đồng.
Sau nhiều năm học và rèn luyện, thế hệ mới của Làng nghề Đúc đồng Truyền thống Ngũ Xã đã vinh dự đóng góp được cho nền đúc đồng và thủ công mỹ nghệ Việt Nam một số nghệ nhân được nhà nước công nhận.
Đối với người thợ đồng Ngũ Xã, niềm tự hào về truyền thống đúc đồng lâu đời và tình yêu nghề là động lực để tiếp tục phát triển. Niềm vui lớn nhất của người thợ đồng chính là sự đón nhận và thái độ hoan hỷ của khách hàng với sản phẩm mình làm ra.
Tượng đồng Ngũ Xã được tạo ra từ sự kế thừa tinh hoa nghệ thuật và những kinh nghiệm đúc kết từ cha ông ta hàng trăm năm.
Để tiếp tục duy trì những giá trị của làng nghề, Xưởng Đúc đồng Truyền thống Ngũ xã hiện nay vẫn tiếp tục làm ra những tác phẩm nghệ thuật phục vụ đời sống tinh thần nhân dân Việt Nam và các công trình văn hóa lịch sử trên toàn quốc như tượng Phật, tượng Thánh, tượng Danh nhân, tượng nghệ thuật và các đồ thờ cúng.
Mới đây, sản phẩm đã được tham dự OCOP, sản phẩm uy tín của thành phố.