Skip to main content

LƯU TRUYỀN VĂN HÓA - GÌN GIỮ TINH HOA

Sản Phẩm
Làng Nghề Ngũ Xã

Tượng đồng Ngũ Xã được tạo ra từ sự kế thừa tinh hoa nghệ thuật và những kinh nghiệm đúc kết từ cha ông ta hàng trăm năm.

Để tiếp tục duy trì những giá trị của làng nghề, Xưởng Đúc đồng Truyền thống Ngũ xã hiện nay vẫn tiếp tục làm ra những tác phẩm nghệ thuật phục vụ đời sống tinh thần nhân dân Việt Nam và các công trình văn hóa lịch sử trên toàn quốc như tượng Phật, tượng Thánh, tượng Danh nhân, tượng nghệ thuật và các đồ thờ cúng.

Mới đây, sản phẩm đã được tham dự OCOP, sản phẩm uy tín của thành phố.

Tất cả
ĐỒ THỜ CÚNG
SẢN PHẨM KHÁC
SẢN PHẨM NGHỆ THUẬT
TƯỢNG PHẬT - BỒ TÁT - TỔ
TƯỢNG THÁNH & DANH NHÂN
ĐÚC ĐỒNG NGŨ XÃ
Quy Trình Đúc Đồng
Quy trình đúc đồng trải qua 5 công đoạn cơ bản. Việc chế tác được một sản phẩm đẹp không chỉ cần sự tập trung, tỉ mỉ, cẩn thận trên từng chi tiết, mà còn đòi hỏi vốn kiến thức văn hóa xã hội từ người thợ lành nghề.
01
TẠO HÌNH
02
LÀM KHUÔN
03
ĐÚC ĐỒNG
04
CHẠM KHẮC
05
HOÀN THIỆN
ĐÚC ĐỒNG TRUYỀN THỐNG NGŨ XÃ
Nghệ Nhân Làng Nghề

Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình có nghề truyền thống đúc đồng. Ông được cha là Cụ Nguyễn Văn Tiếp dìu dắt, dạy dỗ từng li từng tí về nghề đúc đồng. Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ tuổi tôi đã được bồi đắp niềm đam mê nghề truyền thống.

Từ năm 1991 đến nay, ông đã dạy các con, cháu trong gia đình và lớp thợ trẻ của làng Ngũ Xã đúc thành công một số tác phẩm như pho tượng Đức Ông cao 1,50m, nặng trên 400kg (chùa Hương Tích, Hà Nội); hai pho tượng phật Bồ Tát ngồi cao 1,2m, nặng gần 200kg (chùa Dư Hàng, Hải Phòng); pho tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi, cao 2,20m, nặng 2.057kg (chùa An Đà, Hải Phòng); gần đây nhất là quả chuông nặng 5 tấn, cao 3,6m treo tại Tháp chuông Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Nguyễn Văn Ứng được Ban Chấp hành TW Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu “ Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam” ngành nghề “ Đúc đồng Truyền thống Ngũ Xã

“Đối với người thợ đồng, để cho ra các sản phẩm hoàn mỹ tinh xảo là cả một nghệ thuật được chắt lọc từ nhiều kiến thức khác nhau từ văn hóa, tôn giáo, hội họa, kỹ thuật… và hơn hết là cái tâm của người làm nghề. Đúc đồng không khó nhưng đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng, sự chăm chỉ, khéo léo, cẩn thận mới có được những tác phẩm thật sự, như những tác phẩm mang cái hồn, cái thần của chính nó.” – ông Ứng chia sẻ.

Năm 1975, Nghệ nhân Bùi Thị Minh lấy chồng (Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng) về làng Ngũ Xã sinh sống, và được bén duyên với nghề đúc đồng truyền thống. Nhờ niềm yêu thích nghề đúc đồng truyền thống của Cụ Tổ nghề Thiền Sư Minh Không và thái độ không ngừng học hỏi, Bà Minh đã được gia đình chồng cho học nghề và được bố chồng là Cụ Nguyễn Văn Tiếp trực tiếp dạy dỗ.

Bà xác định mỗi sản phẩm của mình làm ra là một tác phẩm nghệ thuật sẽ trường tồn mãi mãi với thời gian, nhờ đó, tạo nên thương hiệu và dấu ấn của làng nghề Đúc Đồng truyến thống đã tồn tại hàng trăm năm nay. Một pho tượng Phật đúc chuẩn khối sẽ có thần thái, làm tâm con người thay đổi, biết hướng thiện, làm điều thiện và tránh xa điều ác. Và đó cũng là giá trị của văn hóa tâm linh người Việt.

Trải qua bao thăm trầm của lịch sử, gia đình bà đã cố gắng vượt qua bão kinh tế thị trường. Sau 47 năm cùng chồng và các con xây dựng phát triển và sáng tạo, bà đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm – từ đó, cho ra đời nhiều tác phẩm, sản phẩm được khách hàng tin tưởng, phát huy được truyền thống của tổ tiên làng nghề Ngũ Xã để lại.

“Tôi rất vinh dự khi cả gia đình tôi có 4 người đều theo nghề và đã được UBND thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu “Nghệ Nhân Hà Nội” năm 2019. Đó cũng là trách nhiệm rất nặng nề thôi thúc chúng tôi gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật, tinh hoa của dân tộc.” – Nghệ nhân Bùi Thị Minh chia sẻ.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nghề truyền thống đúc đồng, nghệ nhân Nguyễn Thanh Tuấn được ông nội là Nguyễn Văn Tiếp và cha là Nguyễn Văn Ứng thương yêu, bồi đắp niềm đam mê nghề đúc đồng truyền thống ngay từ khi còn nhỏ.

Anh được dạy dỗ tỉ mỉ và chi tiết từ cách chọn đất làm khuôn, cách phân biệt các loại đồng, nhôm, cách chạm khắc từng chi tiết hoa văn cẩn thận, để thẩm mỹ đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật.

Đối với anh, để cho ra các sản phẩm hoàn mỹ tinh xảo là cả một nghệ thuật được chắt lọc từ nhiều kiến thức khác nhau từ văn hóa, tôn giáo, hội họa, kỹ thuật… và trên hết chính là cái tâm của người làm nghề. Đúc đồng không khó mà đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng, sự chăm chỉ, khéo léo, cẩn thận mới có được những tác phẩm mang cái hồn, cái thần của chính nó.

Trải qua 36 năm làm nghề và trau dồi, học hỏi sáng tạo anh đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, cho ra đời nhiều tác phẩm, sản phẩm được khách hàng tin tưởng, và tiếp tục phát huy được truyền thống của tổ tiên làng nghề Ngũ Xã để lại.

Nghệ Nhân Nguyễn Thanh Long luôn mang trong mình niềm tự hào khi được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của nghề đúc đồng truyền thống và lâu đời của Việt Nam. Hiện nay, gia đình anh là gia đình duy nhất còn lưu giữ, phát huy được những bí quyết đúc đồng.

Ngay từ khi lên 10, anh đã được gia đình – ông nội là Cụ Nguyễn Văn Tiếp, bác ruột là Nghệ Nhân Nguyễn Văn Tùy tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Đông Dương, và bố là Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng, truyền nghề.

Luôn say mê và tâm huyết với nghề và truyền thống hàng trăm năm để lại, anh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu của nghề đúc đồng. Các sản phẩm của anh luôn được khách hàng đánh giá đặc biệt tinh xảo và tạo sự khác biệt. Đó là nhờ kĩ thuật tạo hình, đắp khuôn, sửa nguội, chạm khắc, cách thức hun màu mang dấu ấn riêng của gia đình và làng nghề.

Với anh, bí quyết gia truyền là vô cùng quý giá, và là tinh hoa cần được giữ gìn và phát huy. Phát triển giá trị tinh hoa của đúc đồng không chỉ mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với gia đình anh mà còn là giá trị trường tồn của đất nước.

Nghệ nhân Trần Long được sinh ra và lớn lên trong gia đình có làng nghề đúc đồng truyền thống tại làng Ngũ Xã. Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, mỗi lần được chiêm bái tác phẩm của ông cha làng nghề Ngũ Xã, như tượng Huyền Thiên Trấn Vũ tại Đền Quán Thánh và tượng Phật A Di Đà tại chùa Thần Quang, nghệ nhân Trần Long cảm thấy rất tự hào và may mắn khi mình là con dân làng nghề Đúc Đồng Truyền thống Ngũ Xã.

“Mỗi lần được xem các bác, các chú làm khuôn, tôi thường hay chăm chú lắng nghe các bác giải thích từng công đoạn làm khuôn, đúc, hoàn thiện sản phẩm.” – Nghệ nhân Trần Long chia sẻ.

Sau khi lớn lên, rời ghế nhà trường, sẵn có chí hướng và nhiệt huyết với nghề từ sớm, cùng với sự động viên, chỉ dạy nhiệt tình của gia đình và những người đi trước, anh đã luôn học hỏi và tiếp thu những công đoạn từ tạo mẫu, làm khuôn, đúc và hoàn thiện sản phẩm sao cho mỗi tác phẩm làm ra chuẩn về mặt tỉ lệ hình khối, toát lên thần thái và các chi tiết được tinh xảo nhất.

Đặc biệt, anh luôn ghi nhớ những lời dạy của Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng về cái tâm, cái phước khi làm nghề. Đó là, làm sao khi các tác phẩm sau khi hoàn thiện được khách hàng đón nhận – là người thợ đã lưu được chút phước truyền lại các thế hệ đời sau, giúp cho con cháu hiểu được giá trị nghề.

Từ đó, thế hệ mới của làng nghề có thêm động lực học hỏi, làm việc sáng tạo – tạo nên được nhiều tác phẩm góp phần giữ gìn và phát triển tinh hoa của 1 trong 4 làng nghề truyền thống của Kinh thành Thăng Long xưa, cũng như lời tri ân đến Tổ nghề Đúc đồng Ngũ Xã.

NƠI TRƯNG BÀY & LƯU GIỮ SẢN PHẨM
Phòng Trưng Bày

Hiện nay, địa điểm 178 Trấn Vũ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa - nghệ thuật của Làng nghề Đúc Đồng Ngũ Xã.

Phòng trưng bày là nơi dành cho những vị khách mong muốn tìm hiểu về lịch sử làng nghề cũng như những tác phẩm nghệ thuật từ thợ đồng Ngũ Xã đến tham quan.

GIỚI THIỆU LÀNG NGHỀ NGŨ XÃ
GÌN GIỮ TINH HOA NÂNG NIU BẢN SẮC TÔN VINH VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT
GÌN GIỮ TINH HOA NÂNG NIU BẢN SẮC TÔN VINH VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT
1663 2023
ĐÚC ĐỒNG TRUYỀN THỐNG NGŨ XÃ
1 trong 4 NGHỀ
TINH HOA
bậc nhất Kinh thành Thăng Long
“Lĩnh hoa Yên Thái, Đồ gốm Bát Tràng
Thợ vàng Định Công, Thợ đồng Ngũ Xã”